Quảng Cáo

Cẩu hàng lâm đồng

Kỹ thuật nuôi cơi đọt Sầu Riêng

  GIAI ĐOẠN NHÚ MŨI GIÁO

- Cơi đọt sầu riêng hình thành và phát triển theo chu kỳ thuận lợi của thời tiết. Khi mũi giáo hình thành và nhú rõ là thời điểm cây cần được cung cấp nhanh dinh dưỡng từ gốc và năng lượng quang hợp từ lá.


{tocify} $title = {Mục lục bài viết}


- Sâu rầy cũng bắt đầu gây hại cho cơi đọt ngay thời điểm này.



GIAI ĐOẠN MỞ LÁ

- Cơi đọt sầu riêng có từ 5-6 lá là một cơi đọt khỏe. Đôi khi hiện tượng “đi đọt truyền” thì mỗi cơi đọt có thể có 8-10 lá, hiện tượng này được lý giải như sau: do cây sung sức, các lá trên cơi đọt vừa lụa thì mũi giáo của cơi sau đã hình thành và phát triển nối tiếp.


- Thời điểm này dinh dưỡng bón vào gốc và phun trực tiếp qua lá ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài cơi đọt, chiều dài và độ mở rộng của lá


GIAI ĐOẠN LÁ LỤA – GIÀ

- Mỗi cơi đọt có thể mất tới 45-55 ngày để toàn bộ lá trở nên già thành thục.


- Thời điểm này có thể quan sát được tình trạng của cây có bị thiếu hụt dinh dưỡng hay không?. Màu sắc lá và kích thước lá không đạt tức có nghĩa trong quá trình hình thành cơi đọt, nhà vườn chưa cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.


QUY TRÌNH PHUN THUỐC SÂU RẦY BỆNH

Các đối tượng sâu rầy quan trọng

- Rầy xanh: chích hút làm quéo lá non và rụng lá


- Câu cấu xanh (gây hại ban đêm): cắn phá gây lũng lỗ trên lá, gây hại mạnh khi cơi đọt đang mở lá và lụa.


- Các loại sâu ăn lá.


Các đối tượng nấm bệnh gây hại quan trọng 

- Bệnh quan trọng nhất là cháy lá do các nấm: Phytopthora, Colletotrichum, Rhizoctonia,.. và sự xâm nhập của vi khuẩn.


- Nấm hồng, rỉ sắt.


Quy trình phun thuốc sâu rầy.

- Thời điểm bắt đầu phun thuốc sâu rầy bảo vệ cơi đọt: Khi mũi giáo vừa hình thành.


- Chọn sản phẩm thuốc sâu rầy có các đặc tính sau: Có độ lưu dẫn cao, độ xông hơi mạnh.


- Các loại thuốc có thể phối trộn để đạt được các kết quả: Tiêu diệt nhanh, chống lột xác và gây ung trứng, xua đuổi tốt, có tính vị độc khi côn trùng chích hút và lưu dẫn theo độ vươn dài của cơi đọt.


- Thời điểm phun lặp lại: Nếu thời tiết tốt có thể 8-10 ngày phun lại, nếu trời mưa nhiều làm rửa trôi thuốc có thể phun lặp lại sau 6-7 ngày.


Quy trình phun thuốc trừ bệnh

- Thời điểm bắt đầu phun thuốc trừ bệnh bảo vệ cơi đọt: Khi lá lụa – già. - Chọn sản phẩm thuốc trừ bệnh có các đặc tính sau: Có độ lưu dẫn trong toàn bộ lá, độ thấm sâu và bám dính tốt.


- Các loại thuốc có thể phối trộn để đạt được các kết quả: Chặn đứng hiện tượng cháy lá phát sinh từ mép lá và chót lá. Tẩy mạnh các nấm bề mặt lá sau khi sử dụng các sản phẩm phân bón lá thúc đẩy cơi đọt phát triển.


- Thời điểm phun lặp lại: Phun lặp lại sau 4-5 ngày nếu có hiện tượng bất lợi của thời tiết như độ ẩm cao do mưa dầm hoặc sương mù ban đêm.


QUY TRÌNH PHUN PHÂN BÓN LÁ

- Thời điểm phun: Khi mũi giáo vừa nhú.


- Giai đoạn mũi giáo: Chọn các sản phẩm có chứa hàm lượng đạm, Amino, trung vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng GA3.


- Giai đoạn mở lá: Chọn các sản phẩm chứa dinh dưỡng cân đối 21-21-21, Amino, trung vi lượng.


- Giai đoạn lá lụa – già: Chọn các sản phẩm chứa dinh dưỡng cân đối 21-21 21, Amino, trung lượng quan trọng (Mg, Ca), vi lượng.


QUY TRÌNH BÓN PHÂN

- Thời điểm bón phân: Theo định kỳ 10-15 ngày.


- Giai đoạn nhú mũi giáo: Bón thúc NPK 20-10-10, 30-10-10, 20-20-15, 25 5-5 + ROOT 2 HUMIC.


- Giai đoạn mở lá: Bón thúc NPK 20-20-15, 16-16-16 + ROOT 2 HUMIC.


- Giai đoạn lá lụa – già: Bón DAP, hữu cơ nở, tưới dưỡng rễ dạng lỏng.

Bình Luận

Mới hơn Cũ hơn

Đọc Thêm