Quảng Cáo

Cẩu hàng lâm đồng

Tối ưu hóa đất trồng và chăm sóc cây Sầu Riêng

Cây sầu riêng cần môi trường đất lý tưởng và sự chăm sóc đúng cách để phát triển mạnh mẽ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp quản lý PH, kiểm soát cỏ dại và quy hoạch vườn hiệu quả.



Trân trọng mời các bạn đọc, thắc mắc gì, hoặc cần nói sâu thì bình luận ngắn gọn bên dưới.


1. Ph

Nó là gì? Các bạn chỉ cần nhớ 3 điểm chính sau đây:

- PH <5.5-7:  là mức mà cây sầu riêng yêu thích, giúp cây sinh trưởng mạnh, cho trái năng suất và phẩm chất tốt. Vì vậy, bón vôi vào mùa mưa nhằm nâng và ổn định pH ở mức này, khống chế tàn dư sâu bệnh hại và bổ sung canxi cho đất.

Vôi bột có thể hòa thành nước sữa hoặc mua sẵn vôi sữa trên thị trường. Vôi sữa có thêm một số chất như silic, đồng, kẽm... 

Ví dụ, nếu cây bị xì mủ do phytop, việc đầu tiên cần làm là nâng pH ổn định để cắt đường sống của nó, sau đó dùng thuốc gì cũng sẽ hiệu quả. Không nâng pH thì không thể đổ lỗi cho thuốc hay ai tư vấn cả.


- PH 3.5-5: Cây hoạt động khó khăn, dưới 4.5 cây ngừng hoạt động hệ rễ, pH 3.5 cây bắt đầu tự hủy. 

Lúc này, các chủng vi sinh vật yêu thích pH thấp và yếm khí hoạt động mạnh, chúng ăn dinh dưỡng hoặc tế bào thực vật sống, khiến cây yếu sinh lý và dễ bị bệnh chết.


- PH >8: Đất nhiệt đới hiếm gặp pH cao, nếu có cũng không phù hợp để trồng cây.


Kết luận: Phục hồi cây hay cây tơ, đầu mùa mưa, hoặc giao 2 mùa, chúng ta nhất định phải ổn định pH để cây phát triển!alert-info


2. Cỏ

Cỏ tốt hay xấu chúng ta đã nghe nhiều. Ở đây, mình chỉ nêu các kỹ thuật quản lý cỏ nếu không sẽ thất bại:


a. Cỏ quanh gốc (1/3) hình chiếu tán quanh năm: 

Phải xủi sạch vì đây là nơi trú ngụ và phát triển của tàn dư sâu bệnh. Tuyệt đối không để cỏ!


b. Ngoài vòng đó trở ra: 

Mùa khô, mỗi lần bón phân hoặc cỏ nhú bông là cắt, tầm 15cm là đẹp. Kích bông thì xủi sạch.

Mùa mưa, cắt trụi hoặc 5-10cm tùy loại đất. Cả hai mùa cắt sao cho lòi đất lỗ chỗ là đẹp nhất. 

Riêng mùa mưa với đất giữ nước, nhất định phải cắt thường xuyên, tốt nhất là 5cm hoặc xủi sạch. Cây sầu riêng ưa nóng ẩm mới phát triển tốt, mà ẩm ở đây là ẩm độ không khí, không phải ẩm đất. Sáng ướt chiều khô thì cây sầu 100% lực. 

Nếu không cắt, cỏ giữ nước, đất ngậm nước làm bộ rễ không hô hấp được, nghẹt rễ, thối rễ, gặp đất chua thì bị đủ loại bệnh như lở cổ rễ, vàng lá thối rễ, xì mủ...


Không nên phun thuốc cỏ vì mất cân bằng hệ sinh thái, đất trống dễ rửa trôi, thoái hóa.


Vậy nên, mùa mưa nhất định phải quản lý cỏ tùy theo đất.


3. Quy hoạch

Vườn nào địa hình không xuôi, phải lo tiêu nước, đất ngậm nước tác hại như mục 2.

- Trồng sâu: Rắc vôi bột quanh gốc, xẻ rãnh thoát nước, rãnh sâu đến khi nhìn thấy rễ cái là được.


Chăm bón:

- Phân: Hạn chế đạm, tăng cường khoáng, đặc biệt là Ca. Tốt nhất cho sầu riêng là dùng phân nở, thêm hữu cơ vi sinh cho nhú đọt. 

Lụa lá bón khoáng và thêm các loại thức ăn nhanh như phân NPK dạng thùng có đuôi TE, kết hợp bón thêm khoáng. 

Mỗi một cơi, chuẩn bị kéo đọt tưới Trichoderma kèm Humic trước 7 ngày, rồi bỏ phân nở. Nếu lụa lá cây bị bệnh thì không bón phân gì, dùng vôi sữa xịt toàn bộ cây. 10 ngày sau xử lý bệnh, kèm bón khoáng.

- Thuốc bảo vệ thực vật: Tháng 5-6 và 9-10 rải hoặc phun một lần đậm đặc phòng chống mọt, sùng, sâu đục thân, vỏ, cành (cùng một loại thuốc) xịt cả bờ bụi. Cấm bắt bò cạp và bìm bịp! 

Mỗi lần lụa lá xịt phòng nấm, dùng các dòng như Mancozeb, Đồng, Validamycin... rẻ cứ xài. Khi phát bệnh lưu ý xịt các dòng nội hấp lưu dẫn: Ridomil, Agriphots và không nhất thiết phải dùng các dòng phía trên vì đó là thuốc bôi ngoài da.


Lưu ý: Phun sáng tránh mưa, nên kèm các chất hỗ trợ: bám dính đối với thuốc bôi, loang trải, thâm sâu đối với nội hấp lưu dẫn. Chọn đúng chất hỗ trợ đi kèm thuốc.alert-warning


Có rất nhiều vấn đề nữa nhưng các ý trên đều là những việc cần làm nếu không cây của chúng ta sẽ bị hủy hoại. Thân!


Nguồn: Final Hồng

Bình Luận

Mới hơn Cũ hơn

Đọc Thêm