PHỤC HỒI
Phục hồi là một hạng mục bắt buộc trong quản trị sản xuất của một chu kỳ sản xuất canh tác hiệu quả và bền vững. Phục hồi cây cần thiết trong các tình huống sau:
- Sau mùa khô, khi thời tiết chuyển sang mùa mưa
- Sau thu hoạch
- Sau khi cây bị sâu bệnh
- Sau khi cây bị rối loạn sinh lý
- Khi cây bị stress do biến đổi thời tiết, giao mùa, thay đổi chế độ nước, ánh sáng, nhiệt độ, và mức độ hấp thu dinh dưỡng
1. Vệ sinh
- Vệ sinh cây:Cắt tỉa, tạo hình, và tạo tán lại cho cây.
- Vệ sinh toàn vườn: Làm sạch cỏ, cành nhánh cây bỏ, lá mục, và phát quang bờ bụi.
- Điều chỉnh mương tiêu úng.
2. Chăm bón bồi bổ:
- Sử dụng vôi: Dùng vôi bột hòa tan, lọc cặn, vôi sữa, tưới vùng sát gốc, bôi gốc, phun thân và cành nhằm sát trùng đất, cây, bổ sung canxi và nâng pH. Thực hiện sau 7-15 ngày.
- Sử dụng thuốc hữu cơ vi sinh: Tưới vùng rễ non với các chủng vi sinh vật có lợi như Bacillus, Trichoderma, kết hợp với dưỡng chất hữu cơ nâng pH và kích rễ non như humic. Phun và tưới thuốc diệt nấm và sâu.
- Bổ sung hữu cơ vi sinh vật:Sử dụng phân chuồng, trùn quế, phân hữu cơ công nghiệp.
- Hiện tượng cây đột tử, lá vàng, và cây chết khô nguyên cành là hậu quả của việc không thực hiện phục hồi kịp thời.
3. Chăm bón phát triển:
Thực hiện sau khi hoàn thành hạng mục 1 và 2 khoảng một tuần.
- Đánh giá hiện trạng cây:Trị bệnh gì cần trị, bổ sung những gì cây thiếu.
- Kích rễ và bón phân NPK: Sau khi kích rễ và nhú đọt, bón NPK cho cây yếu, ít tán, lá, thêm khoáng chất, đặc biệt là canxi và silic với liều lượng 1/2 bình thường. Khi cây đến giai đoạn lụa cặp lá đầu tiên, bón trở lại theo quy trình coi đọt.
Do điều kiện khí hậu, đất đai, và giống cây khác nhau ở mỗi vùng, có nhiều hạng mục nhỏ cần làm mà không thể liệt kê hết. Nếu cần bổ sung thêm, bạn có thể nêu câu hỏi hoặc chủ đề tại ngay bên dưới bài viết này.
Đăng nhận xét